Tín chỉ là thuật ngữ quá quen thuộc với các bạn sinh viên theo học trình độ cao đẳng trở lên. Đây là đơn vị đo lường tiến độ học tập của sinh viên trong một năm học. Cho dù không còn quá xa lạ, nhưng với các bạn tân sinh viên, chập chững bước vào môi trường đại học thì còn khá lạ lẫm với câu hỏi “tín chỉ là gì?”. Vì vậy trong bài viết hôm nay, thichchiase sẽ giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến câu hỏi trên. Nếu đây là vấn đề bạn đang quan tâm thì đừng bỏ qua bài viết này của chúng tôi nhé.
Giải đáp khái niệm: Tín chỉ là gì?
Theo ECTS (Hệ thống chuyển đổi và tích lũy tín chỉ tại Châu Âu) đã định nghĩa:
Tín chỉ là đơn vị đo lường mức độ học tập trong một chương trình đào tạo nào đó. Một tín chỉ sẽ tương đương với 15 tiết học lý thuyết, 30 tiết thực hành, 60 giờ thực tập và 45 giờ làm tiểu luận. Mỗi môn học có mấy tín chỉ thì sẽ nhân bấy nhiêu tiết học lên.
Thông thường tại các chương trình đào tạo hệ cao đẳng tại Việt Nam, sinh viên có thể tự đăng ký tín chỉ tùy thuộc vào thời gian của bản thân. Miễn sao có thể đáp ứng đủ số lượng tín chỉ mà nhà trường đề ra. Và khi đáp ứng đủ tín chỉ sẽ đồng nghĩa với việc được xét tiến độ học tập.
Nếu sinh viên hoàn thành tốt thì sẽ được tiếp tục theo học chương trình đào tạo. Còn sinh viên không hoàn thành thì cần phải học cải thiện, học vượt để đảm bảo tiến độ của đơn vị giáo dục.
Học tập theo tín chỉ trong chương trình đào tạo mang lại ưu, nhược điểm gì cho sinh viên?
Với sinh viên năm nhất, có lẽ các bạn ấy vẫn chưa thể biết đến mặt lợi của việc học theo tín chỉ. Vì vậy hãy để thichchiase giúp bạn nhé.
Mỗi trường đại học, cao đẳng sẽ có chương trình đào tạo khác nhau. Tùy vào từng ngành học, sinh viên sẽ được phân bổ số tín chỉ mình cần phải học tập và tích lũy trong mỗi năm. Nếu hoàn thành tốt thì sinh viên có thể dễ dàng được xét tiến độ học tiếp sang năm sau. Và không để bạn phải chờ lâu nữa. Sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ưu, nhược điểm của việc học tập theo tín chỉ nhé.
1. Ưu điểm
Thoải mái sắp xếp thời gian học tập
Điểm nổi bật đầu tiên đó chính là sinh viên có thể thoải mái lựa chọn lịch học phù hợp với thời gian sinh hoạt của mình. Nhờ vào điều kiện này mà các bạn có thể vừa đi học vừa đi làm có tiền để trang trải cho cuộc sống. Khi đăng ký tín chỉ, nhà trường sẽ cung cấp nhiều khung giờ học khác nhau để mọi sinh viên có thể lựa chọn.
Tốt nghiệp sớm hơn dự kiến
Ưu điểm tiếp theo trong việc học theo tín chỉ đó là giúp sinh viên có thể ra trường sớm hơn dự kiến của chương trình đào tạo. Bạn có thể đăng ký học vượt trong thời gian nghỉ hè hoặc khoảng thời gian sau khi thi xong. Miễn là bạn đã tích lũy đủ tín chỉ trong vòng một năm học là được nhé. Chỉ khi hoàn thành đủ tín chỉ thì bạn mới có thể đăng ký học vượt được.
Nâng cao tính độc lập, tự chủ, trách nhiệm với bản thân
Mỗi đợt đăng ký tín là các bạn sinh viên cần phải nắm rõ những môn học trong kỳ học, năm học đó. Vì vậy, các bạn cần phải có một lịch trình sẵn trước khi đăng ký. Và tính tự chủ, tinh thần trách nhiệm với bản thân là điều kiện giúp bạn làm được những việc đó. Khi có trách nhiệm với việc học thì bạn không cần phải lo đến việc sau khi ra trường bạn có làm tốt hay không.
2. Nhược điểm
Khó khăn trong việc sắp xếp thời gian, chưa có tính linh hoạt
Chắc chắn nhược điểm này không bạn sinh viên nào là không trải qua. Khi bắt đầu với môi trường mới, chúng ta không thể tránh khỏi những khó khăn. Bạn có thể chưa biết sắp xếp thời gian thế nào sao cho hợp lý. Hay lịch học còn chưa phù hợp với bạn. Nhưng đừng quá lo lắng nhé. Chúng tôi chắc chắn ở những lần đăng ký sau, bạn sẽ rút ra được nhiều kinh nghiệm cho mình.
Chưa có chương trình, lộ trình học tạo cụ thể
Việc này vô cùng dễ hiểu với các bạn sinh viên. Vì vậy, nếu bạn đang gặp tình trạng không biết nên học môn gì trước. Thì có thể tham khảo ý kiến từ cố vấn học tập của mình. Hoặc các anh chị khóa trên nhé. Việc thăm hỏi ý kiến từ mọi người còn giúp bạn mở rộng thêm mối quan hệ của mình. Thân thiện, cởi mở, hòa đồng là 3 yếu tố giúp bạn thành công khi hòa nhập với môi trường mới.
Hết lượt đăng ký, không còn lớp để học
Đây là nhược điểm chắc hẳn bạn sinh viên nào khi đăng ký tín chỉ cũng gặ phải. Nếu bạn rơi vào tình trạng này thì hãy cứ bình tĩnh xử lý nhé. Sau mỗi đợt đăng ký tín, nhà trường đều có kế hoạch bổ sung giúp sinh viên bị lỡ, không thể đăng ký tín. Vì vậy, việc bạn cần làm là hãy nắm chắc thời gian đăng ký bổ sung trên mọi trang thông tin của trường, ngành học. Hoặc có thể hỏi trực tiếp cố vấn ở lớp hoặc của khoa mà bạn đang theo học nhé.
3 tips giúp bạn đăng ký tín học mượt mà không phải ai cũng biết
Là một sinh viên đã từng trải qua cuộc thi đăng ký tín chỉ thì chúng tôi có những lời khuyên cho bạn như sau:
- Hãy lập sẵn 1 – 2 lịch học phù hợp với thời gian của mình. Trong quá trình đăng ký tín, lịch học của bạn có thể bị những người khác chọn trước. Cho nên lập trước nhiều phương án để giúp bạn chủ động hơn nhé.
- Cập nhật chính xác thời gian đăng ký tín chỉ. Việc đăng ký này chỉ diễn ra 1 lần trong 1 kỳ học. Nếu bạn bỏ lỡ thì có thể sẽ phải đợi đến năm sau mới có thể đăng ký được. Cho nên hãy để ý những thông báo quan trọng trên mọi trang thông tin của ngành hoặc nhà trường.
- Chuẩn bị hai thiết bị điện tử trở lên để đăng ký tín chỉ. Bên cạnh đó bạn phải đảm bảo đường truyền mạng ổn định, khỏe. Đăng ký tín là khoảng thời gian không chỉ có bạn mà còn nhiều sinh viên khác cũng thực hiện. Và khi nhiều người tham gia sẽ dẫn đến việc quá tải thậm chí lag, không vào được trang chủ đăng ký. Do đó, hai thiết bị điện tử cùng với đường truyền mạnh sẽ giúp bạn chiến thắng cuộc chiến đăng ký tín chỉ.
Tổng Kết
Vậy là thichchiase đã cung cấp đến bạn những thông tin quan trọng liên quan đến chủ đề “tín chỉ là gì?”. Mong rằng bài viết hôm nay sẽ giúp ích đến các bạn tân sinh viên mới bước chân vào ngưỡng cửa đại học. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết. Đừng quên để lại một bình luận dưới đây nếu bạn còn câu hỏi gì cần chúng tôi giải đáp nhé. Xin chào và hẹn gặp lại bạn trong thời gian sắp tới!