Sinh học – Môn học ẩn chứa nhiều điều thú vị về thế giới của các loài thực vật và động vật. Bạn có phải là người thích khám phá hay tìm tòi về thế giới này không? Nhắc đến thế giới của thực vật, chắc hẳn chúng ta không thể bỏ qua bào quan lục lạp. Vậy “lục lạp là gì?”. Chúc năng của lục lạp là gì? Theo dõi ngay bài viết dưới đây của thichchiase nhé. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp đến những sự thật về lục lạp mà bạn không nên bỏ qua.
Lục lạp là gì?
Lục lạp còn được biết đến tên tiếng Anh là chloroplast. Là một bào quan của tế bào thực vật và một số sinh vật khác. Trong quá trình quang hợp, lục lạp giữ vai trò vô cùng quan trọng. Sắc tố của lục lạp có màu xanh lá cây, trùng với màu của những tán lá. Lục lạp được ví như những nhà máy nhỏ bé hoạt động trao đổi chất, giúp chuyển hóa năng lượng mặt trời thành năng lượng hóa học để nuôi sống cây xanh. Thực tế, màu xanh tươi từ những hàng cây ở bên đường là quá trình quang hợp của lục lạp. Cây càng xanh tốt thì càng chứng tỏ lục lạp làm việc vô cùng hiệu quả.
Cấu tạo và chức năng của lục lạp
1. Cấu tạo
Trong quá trình nghiên cứu về bào quan này, các nhà khoa học đã chứng minh được hình dạng của nó là hình bầu dục hoặc đĩa tròn. Kích thước của nó vô cùng nhỏ. Và phải soi qua kính hiển vi thì mới có thể nhìn rõ hình dạng của lục lạp.
Màu xanh của lục lạp là do chứa sắc tố diệp lục. Cấu trúc của lục lạp sẽ bao gồm màng ngoài, màng trong và hệ thống màng thylakoid nằm trong chất nền. Thylakoid được hiểu là các ngăn có màng bên trong lục lạp ở thực vật. Đây chính là nơi diễn ra các phản ứng quang hợp phụ thuộc vào ánh sáng.
2. Chức năng
Khi được hỏi về chức năng của lục lạp thì mọi người thường hay nhắc đến quá trình quang hợp là chức năng chính. Nhưng trên thực tế thì lục lạp còn có nhiều chức năng không. Ví dụ như sau:
Quang hợp
Đây là chức năng quan trọng nhất của lục lạp. Đây chính là quá trình mà các nhóm thực vật, tảo và vi khuẩn sử dụng ánh sáng của mặt trời để thực hiện quá trình chuyển đổi H20 và Carbon Dioxide thành Glucose và Oxy.
Chuyển hóa năng lượng
Chức năng tiếp theo của lục lạp đó là chuyển đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học trong dạng các phân tử hữu cơ, chủ yếu là đường hay còn được biết là Glucose.
Tổng hợp các chất hữu cơ
Ngoài Glucose, lục lạp còn tham gia vào việc tổng hợp các axit béo và một số loại Amino Axit cần thiết cho tế bào. Việc tổng hợp này sẽ cung cấp cho sự tăng tưởng và phát triển của thực vật.
Tích trữ tạm thời tinh bột
Trong quá trình quang hợp, Glucose có thể được chuyển đổi thành tinh bột và tích trữ tạm thời trong lục lạp. Do vậy mà năng lượng để nuôi dưỡng cây sẽ được lưu trữ dưới dạng carbonhydrate.
Điều hòa nồng độ Oxy và CO₂
Đây sẽ là chức năng cuối cùng của lục lạp. Lục lạp giúp duy trì nồng độ oxy và CO₂ trong khí quyển thông qua quá trình quang hợp. Nhờ vào đó mà hệ sinh thái trên Trái Đất có thể cân bằng và ổn định phát triển.
Quá trình quang hợp của lục lạp có vai trò thế nào với cuộc sống hiện nay?
Con người để có thể phát triển và sinh tồn như hiện tại thì quá trình quang hợp của lục lạp giữ vai trò vô cùng quan trọng. Không chỉ vậy mà quá trình cung cấp Oxy của lục lạp còn giúp các động – thực vật hô hấp một cách dễ dàng. Cả con người và động thực vật đều nhận thấy lục lạp giữ vị trí then chốt trong quá trình sản xuất ra oxy. Nếu giờ không có oxy thì đồng nghĩa với việc hệ sinh thái trên Thế Giới cũng không còn. Và con người cũng có thể bị tuyệt chủng.
Bên cạnh cung cấp oxy để có thể hô hấp dễ dàng, lục lạp còn mang đến nguồn thức ăn phong phú của con người và động vật. Những thực phẩm quang hợp chính là nguồn thức ăn chính nuôi dưỡng mọi sinh vật hiện nay. Và vai trò cuối cùng cùng của lục lạp trong cuộc sống hiện nay đó chính là điều hòa khí hậu. Cây xanh hấp thụ khí CO2 và thải ra Oxy. Quá trình này giúp giảm thiểu đi hiệu ứng nhà kính và điều hòa không khí.
Tổng Kết
Tóm lại, lục lạp giữ chức năng vô cùng quan trọng trong quá trình quang hợp. Quá trình này có thể duy trì sự sống của mọi sinh vật, con người trên hành tinh. Trên đây là bài viết của thichchiase về chủ đề “lục lạp là gì?”. Mong rằng những chia sẻ trong bài viết hôm nay, bạn đã hiểu hơn về khái niệm cũng như vai trò của lục lạp. Mong rằng chúng ta có thể gặp lại nhau trong những bài viết mới sắp tới. Xin chào và hẹn gặp lại bạn trong lần tới. Cảm ơn bạn vì đã dành thời gian theo dõi bài viết tại website thichchiase.net.