Trong thời đại phát triển hiện nay, không ai là không biết đến Marketing. Thế nhưng phạm trù của Marketing là rất lớn, chắc chỉ có những người trong ngành mới nắm bắt được hết. Vậy marketing là gì? Tổng quan về Maketing gồm những gì? Tham khảo bài viết dưới đây của thichchiase.net để biết thêm nhé.
Marketing là gì?
Theo ông Philip Kotler được mệnh danh là cha đẻ của ngành Marketing định nghĩa rằng:
“Marketing là khoa học và nghệ thuật tạo ra giá trị, truyền thông và phân phối những giá trị đó. Nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng mục tiêu để khai thác lợi nhuận tối ưu.” Như vậy, Marketing chính là cầu nối khắng khít giữa doanh nghiệp với khách hàng mục tiêu.“
Ngoài cách định nghĩa trên, Marketing còn được định nghĩa là:
“Marketing là một lĩnh vực trong kinh doanh và quảng cáo. Chuyên về việc sản xuất, giao tiếp và giao dịch giá trị cho khách hàng thông qua các sản phẩm hoặc dịch vụ. Mục tiêu chính của marketing là tạo ra sự nhận biết về thương hiệu. Và tăng cường mối quan hệ với khách hàng, và thúc đẩy doanh số bán hàng.”
Vậy ngành Marketing là gì?
Marketing là một ngành hot trên thị trường lao động hiện nay. Tỷ lệ sinh viên đang theo học và tốt nghiệp ngày này chiếm tỷ lệ lớn so với các ngành khác. Vậy ngành Marketing là gì? Ta có thể định nghĩa ngành này như sau:
“Ngành marketing là một lĩnh vực nghiên cứu và thực hành liên quan đến việc phân phối và quảng cáo sản phẩm hoặc dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Như tìm hiểu thị trường, phân tích hành vi người tiêu dùng. Hay đo lường hiệu quả chiến dịch và xây dựng chiến lược một cách hoàn chỉnh.“
Ngành Marketing nghiên cứu chuyên sâu về các lĩnh vực gì?
- Quảng cáo (Advertising): Tập trung vào việc tạo ra các chiến lược quảng cáo và quảng bá để tăng cường nhận thức về thương hiệu và nhu cầu mua hàng.
- Nghiên cứu thị trường (Market Research): Tìm hiểu về nhu cầu của khách hàng, xu hướng thị trường và thông tin về đối thủ cạnh tranh. Để qua đó hỗ trợ quyết định chiến lược.
- Quảng bá thương hiệu (Brand Management): Quản lý và xây dựng hình ảnh thương hiệu để tạo ra một ấn tượng tích cực trong tâm trí của khách hàng.
- Tiếp thị trực tuyến (Digital Marketing): Sử dụng các phương tiện truyền thông số như trang web, mạng xã hội, email để tiếp cận và tương tác với khách hàng.
- Quản lý mối quan hệ khách hàng (CRM): Tập trung vào việc duy trì và cải thiện mối quan hệ với khách hàng để giữ họ quay lại và tăng giá trị khách hàng.
- Tiếp thị nội dung (Content Marketing): Sáng tạo và phân phối nội dung giá trị để thu hút và giữ chân khách hàng.
Vai trò của marketing đối với từng doanh nghiệp
Hiện nay mỗi doanh nghiệp luôn coi trọng Marketing là yếu tố quyết định thành công. Sau đây là một số vai trò tiêu biểu:
- Xác định nhu cầu khách hàng: Là công cụ giúp cho doanh nghiệp hiểu rõ nhu cầu, mong muốn và hành vi của khách hàng. Thông qua nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa sản phẩm hoặc dịch vụ của mình.
- Tạo và quản lý thương hiệu: Marketing giúp xây dựng và quản lý hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp. Một thương hiệu mạnh mẽ không chỉ tạo ra sự tin cậy từ phía khách hàng mà còn có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh.
- Xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng: Marketing đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và duy trì mối quan hệ khách hàng. Chiến lược CRM sẽ giúp doanh nghiệp duy trì liên lạc chặt chẽ với khách hàng, cải thiện sự hài lòng và tăng giá trị khách hàng.
- Thúc đẩy doanh số bán hàng: Marketing có nhiệm vụ tạo ra sự quan tâm và kích thích nhu cầu mua hàng từ phía khách hàng. Các chiến lược quảng cáo, khuyến mãi, và chiến dịch tiếp thị có thể giúp tăng doanh số bán hàng.
- Nghiên cứu và phân tích thị trường: Marketing thường đi kèm với nghiên cứu thị trường để hiểu rõ đối thủ cạnh tranh và xu hướng thị trường. Thông qua việc này, doanh nghiệp có thể điều chỉnh chiến lược kinh doanh của mình.
- Chiến lược tiếp thị đa kênh: Marketing hiện đại thường sử dụng nhiều kênh tiếp thị như truyền hình, radio, quảng cáo trực tuyến, mạng xã hội, email,… Để tiếp cận khách hàng ở nhiều nơi khác nhau.
Ngành nghề liên quan đến Markerting
Cơ cấu nhân lực đối với ngành này luôn dồi dào và đông đảo. Bởi nhu cầu thị trường lớn, doanh nghiệp nào cũng cần đến nhân viên Marketing. Vì vậy, bạn không nên quá lo lắng về tương lai về sau của ngành này nhé. Một số công việc liên quan đến Marketing như sau:
- Content Marketing
- Digital Marketing
- Marketer
- Truyền thông Marketing
- Nhân viên chạy quảng cáo đa nền tảng
Với những vị trí này, bạn có thể được nhận vào tất cả các doanh nghiệp, công ty truyền thông, công ty giải trí. Do nhu cầu tuyển dụng cao, vì vậy tỷ lệ cạnh tranh trong ngành vô cùng khắc nghiệt. Ngoài kiến thức chuyên môn về ngành, bạn có thể học hỏi thêm một số kỹ năng như: design, chỉnh sửa video, sáng tạo nội dung. Luôn trau dồi, đổi mới, tích lũy kiến thức sẽ giúp bạn có thêm nhiều cơ hội trong tương lai.
Mức lương của nhân viên Marketing
Đối với nhân viên trong ngành này, thu nhập sẽ khoảng 7-8.000.000. Đây là mức lương cứng trên hợp đồng, đối với những người chưa có quá nhiều kinh nghiệm. Để thu nhập ngày càng tăng sẽ tùy thuộc vào trình độ và khả năng tích lũy của bạn. Theo nghiên cứu của trang thông tin TopCv, mức thu nhập của nhân viên Marketing sẽ dựa vào từng năm kinh nghiệm như sau:
- Dưới 1 năm: Mức lương trung vị thấp là 7 triệu đồng/tháng, trung vị cao là 12 triệu đồng/tháng.
- Từ 1 – 3 năm: Mức lương trung vị thấp là 10 triệu đồng/tháng, trung vị cao là 15 triệu đồng/tháng.
- Từ 3 – 5 năm: Mức lương trung vị thấp là 22 triệu đồng/tháng, trung vị cao là 25 triệu đồng/tháng.
- Trên 5 năm: Mức lương trung vị thấp là 26.5 triệu đồng/tháng, trung vị cao là 39.5 triệu đồng/tháng.
Tổng Kết
Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết của thichchiase.net. Trên đây là những thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ giúp bạn giải đáp thắc mắc về Marketing là gì? Hy vọng qua bài viết này đã giúp ích đến bạn. Trang web thichchiase.net là nơi chia sẻ và cung cấp những thông tin chất lượng về đa dạng lĩnh vực trong đời sống hiện nay. Hẹn gặp lại bạn trong những bài viết sắp tới của chúng tôi.