Trong quá trình soạn văn, việc sử dụng các lời dẫn dắt khác nhau sẽ làm cho bài viết của bạn thú vị hơn và hay hơn. Đặc biệt là ai đang làm việc trong lĩnh vực báo chí, học thuật và truyền thông. Một trong những phương pháp mang đến sự hấp dẫn, hứng thú khi viết văn đó chính là lời dẫn gián tiếp. Vậy, “lời dẫn gián tiếp là gì?”. Và nó có thực sự cần thiết trong việc truyền tải thông tin? Bài viết này, thichchiase sẽ giúp bạn khám phá thêm về lời dẫn gián tiếp. Hãy cùng theo dõi ngay thôi nhé.
Lời dẫn gián tiếp là gì?
Lời dẫn gián tiếp là một cách thức truyền đạt thông tin hoặc ý kiến của một người mà không trích dẫn chính xác lời nói của họ. Thay vì chỉ đơn thuần lặp lại từng từ. Lời dẫn gián tiếp cho phép chúng ta diễn đạt lại nội dung một cách tự nhiên hơn bằng chính giọng văn của chúng ta. Đồng thời vẫn giữ nguyên ý nghĩa mà người nói muốn truyền đạt.
Ví dụ, nếu ai đó nói: “Tôi nghĩ rằng ngày mai tôi sẽ tổ chức một bữa tiệc”. Thì khi dùng lời dẫn gián tiếp, bạn có thể nói: “ Ngày mai, anh ấy sẽ tổ chức một bữa tiệc.” Như vậy, khi dẫn gián tiếp bạn sẽ không cần phải trích dẫn từng câu một. Mà hiệu quả truyền đạt vẫn không hề bị giảm sút.
Sử dụng lời dẫn gián tiếp rất hữu ích trong nhiều tình huống. Bạn có thể sử dụng trong viết báo. Hoặc là ngay cả trong giao tiếp hàng ngày. Nó giúp cho câu văn trở nên mượt mà hơn và dễ hiểu hơn. Đồng thời tránh việc lặp lại quá nhiều lời nói của người khác. Đây là một kỹ năng quan trọng mà bất kỳ ai cũng nên nắm vững trong việc giao tiếp và viết lách.
Công dụng của lời dẫn gián tiếp
Lời dẫn gián tiếp có tác dụng rất lớn trong văn học cũng như giao tiếp. Hãy cùng thichchiase tham khảo một số tác dụng dưới đây nhé:
- Lời dẫn gián tiếp chỉ là một phương thức để truyền đạt bằng lời văn của mình một cách chính xác. Bạn có thể sử dụng giọng văn và lời kể của mình để tái hiện lại câu chuyện, ý kiến, mong muốn của người khác. Điều này sẽ giúp cuộc giao tiếp hay bài văn bớt khô khan hơn.
- Bên cạnh đó, lời dẫn gián tiếp cũng cho phép người truyền tải được bày tỏ thái độ, quan điểm suy nghĩ của mình. Thông qua việc truyền đạt lại. Đồng thời người nghe cũng có thể tương tác và đưa ra các câu hỏi. Để có thể hiểu thông tin một cách cặn kẽ hơn. Từ đó có thể đưa ra cái nhìn chung và những đánh giá chung cho vấn đề.
- Lời dẫn gián tiếp cũng là cách thể hiện sự linh hoạt trong ngôn ngữ. Nó sẽ cho phép người kể lại thay đổi cấu trúc câu và ngữ pháp từ ngữ. Họ chỉ cần đảm bảo lại nguyên vẹn nội dung cần truyền tải.
- Đây cũng chính là một các truyền đạt thông tin một cách tinh tế. Khi gặp các trường hợp thông tin không tiện để truyền đạt lại nguyên vẹn lời của người nói. Thì bạn có thể áp dụng thêm một số biện pháp so sánh hay nói giảm nói tránh,… Để có thể truyền đạt lại câu chuyện.
Lời dẫn gián tiếp và lời dẫn trực tiếp có sự khác nhau thế nào?
Hình thức
- Lời dẫn trực tiếp: Không cần để trong dấu ngoặc kép
- Lời dẫn gián tiếp: Để trong dấu ngoặc kép
Cách sử dụng
- Lời dẫn trực tiếp: Thường được dùng trong báo chí, phỏng vấn, và diễn văn.
- Lời dẫn gián tiếp: Thường dùng trong viết báo, nghiên cứu, hoặc tóm tắt ý kiến
Tính sinh động hấp dẫn
- Lời dẫn trực tiếp: Sẽ có tính sống động cao hơn bởi do người trực tiếp nói ra
- Lời dẫn gián tiếp: Sẽ thường kém sinh động hơn do đó bạn có thể bổ sung thêm cảm xúc và thái độ vào trong câu nói
Độ tin cậy
- Lời dẫn trực tiếp: Người ta sẽ thường tin lời dẫn trực tiếp và xác thực của thông tin hơn.
- Lời dẫn gián tiếp: Ở trường hợp này, đôi khi có thể làm mất mát một số thông tin chi tiết của câu chuyện.
Ví dụ:
- Lời dẫn trực tiếp: “ Tôi thích đi học”
- Lời dẫn gián tiếp: Cô ấy nói rằng cô ấy thích đi học.
Hướng dẫn cách chuyển lời dẫn từ trực tiếp sang gián tiếp
Để có thể chuyển từ câu trực tiếp sang câu gián tiếp bạn có thể làm theo các bước sau:
- Bước 1: Đầu tiên bạn cần đọc kỹ câu trực tiếp ban đầu. Và hiểu nó đang nói gì
- Bước 2: Xác định động từ chính trong câu. Sau đó thay thế động từ bằng một động từ gián tiếp phù hợp.
- Bước 3: Thêm một liên từ gián tiếp để nối động từ với phần còn lại của câu, thường là “rằng”, “ nói rằng”, “là”,….
- Bước 4: Sau đó bạn cần tái hiện lại ý nghĩa của câu nói ban đầu bằng cách diễn đạt lại của mình. Bạn có thể thay đổi cấu trúc câu nhưng không thay đổi ý nghĩa.
- Bước 5: Sau khi thay xong, bạn cần đọc lại câu xem ổn chưa. Nếu cần thì có thể điều chỉnh động từ cho phù hợp với ngữ cảnh.
Tổng kết
Như vậy, thichchiase đã giúp bạn giải đáp “lời dẫn gián tiếp là gì?”. Nó là một kỹ năng quan trọng trong việc truyền đạt thông tin. Đồng thời cũng giúp cho bài viết trở nên mạch lạc và dễ hiểu hơn. Việc nắm vững cách sử dụng lời dẫn gián tiếp sẽ giúp bạn cải thiện khả năng viết lách và giao tiếp. Từ đó tạo ấn tượng tốt với người đọc. Hãy áp dụng những kiến thức này vào các bài viết của bạn để nâng cao chất lượng nội dung hơn nhé.