Khi tìm hiểu về hệ thống văn bản pháp luật tại Việt Nam, chắc hẳn bạn đã từng nghe đến thuật ngữ “pháp lệnh” Vậy, pháp lệnh là gì? ai có thẩm quyền ban hành, và nội dung của nó bao gồm những gì? Đây là những câu hỏi mà nhiều người quan tâm. Trong bài viết dưới đây, Thichchiase sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm pháp lệnh. Để bạn nắm vững hơn về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của nước ta.
Pháp lệnh là gì?
Pháp lệnh là một thuật ngữ pháp lý quen thuộc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam. Tuy nhiên là, không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa và vai trò của nó. Ta có thể nói một cách dễ hiểu, pháp lệnh là một loại văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành. Để quy định các vấn đề được Quốc hội giao. Những quy định này thường là để điều chỉnh các nguyên tắc xử sự chung trong những lĩnh vực chưa có luật riêng điều chỉnh. Hoặc khi cần các quy định tạm thời trước khi luật chính thức được thông qua.
Khác với luật, pháp lệnh sẽ có nội dung linh hoạt và dễ điều chỉnh hơn. Nó sẽ phù hợp để xử lý những vấn đề ngắn hạn hoặc mang tính thử nghiệm trong thực tiễn. Do đó, pháp lệnh mang một vai trò khá quan trọng trong hệ thống pháp lý. Nó sẽ giúp bổ sung, lấp đầy những khoảng trống mà luật pháp chưa thể điều chỉnh kịp thời.
Pháp lệnh có phải là văn bản quy phạm pháp luật không?
Có thể nhiều người thắc mắc rằng pháp lệnh có được xem là một văn bản quy phạm pháp luật hay không. Thì pháp lệnh chính là một trong những loại văn bản quy phạm pháp luật của nước ta. Pháp lệnh bổ sung những quy tắc xử sự chung, mang tính bắt buộc. Và được áp dụng rộng rãi trong phạm vi cả nước hoặc trong một lĩnh vực cụ thể nào đó.
Pháp lệnh cũng sẽ có đầy đủ đặc điểm của một văn bản quy phạm pháp luật như sau:
- Văn bản này sẽ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền trực tiếp ban hành.
- Nó cũng sẽ biểu hiện được ý chí của nhà nước.
- Đồng thời, nó được bảo đảm bằng quyền lực và sức mạnh của nhà nước. Buộc mọi các nhân, tổ chức phải chấp hành nghiêm túc.
- Nó được xem như là những quy tắc xử sự chung để điều chỉnh các hành vi của xã hội.
Sự khác nhau giữa pháp lệnh và pháp luật
Pháp lệnh và luật, dù cùng là văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên chúng lại có nhiều khác biệt quan trọng mà không phải ai cũng nắm rõ.
Pháp luật:
- Như chúng ta đã biết, luật là văn bản pháp lý có tính ổn định cao. Nó được soạn thảo và ban hành qua nhiều bước nghiêm ngặt và kỹ lưỡng. Để có thể đảm bảo rằng các quy tắc trong luật có thể áp dụng lâu dài. Cũng như phù hợp với sự phát triển bền vững của xã hội.
- Chính vì vậy, đối tượng điều chỉnh của văn bản luật thường là các vấn đề có tính chất căn bản. Và chúng cần được quản lý chặt chẽ và khó thay đổi trong thời gian ngắn.
Pháp lệnh:
- Ngược lại, pháp lệnh lại có sự linh hoạt hơn. Vì nó thường được ban hành để điều chỉnh những vấn đề cấp thiết nhưng không nhất thiết phải duy trì lâu dài. Pháp lệnh có thể đáp ứng nhanh chóng các yêu cầu thực tiễn. Và có thể dễ dàng thay đổi để phù hợp với các điều kiện thực tế.
- Điều này giúp pháp lệnh trở thành một công cụ pháp lý bổ trợ quan trọng. Nó sẽ giúp hệ thống pháp luật linh hoạt và chặt chẽ hơn. Đồng thời đáp ứng được nhu cầu quản lý của xã hội trong từng thời điểm cụ thể.
Ai có thẩm quyền công bố pháp lệnh theo quy định hiện nay?
Thẩm quyền công bố pháp lệnh hiện nay được quy định rõ ràng trong các văn bản pháp luật. Theo Điều 16 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Ủy ban Thường vụ Quốc hội là cơ quan có thẩm quyền ban hành pháp lệnh. Tuy nhiên, để các pháp lệnh này có hiệu lực pháp lý. Thì cần phải có sự công bố chính thức từ Chủ tịch nước.
Cụ thể, quy trình công bố pháp lệnh diễn ra như sau:
- Ban hành pháp lệnh: Sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội soạn thảo và thông qua, pháp lệnh được chính thức được ban hành và ra đời.
- Công bố pháp lệnh: Sau đó, Chủ tịch nước sẽ ký lệnh công bố pháp lệnh. Lệnh công bố này cần được thực hiện nhanh chóng. Để đảm bảo được tính kịp thời của việc áp dụng pháp lệnh vào thực tế.
- Thông tin đến người dân: Sau khi công bố, pháp lệnh cần được tuyên truyền rộng rãi đến người dân. Thông qua các Cổng thông tin điện tử của Chính phủ hoặc Quốc hội,….
- Hiệu lực thi hành: Thời gian bắt đầu có hiệu lực của pháp lệnh sẽ được ghi rõ trong nội dung của pháp lệnh hoặc trong lệnh công bố.
Tổng kết
Trên đây là tất cả các thông tin quan trọng về pháp lệnh mà Thichchiase đã tổng hợp và chia sẻ đến bạn. Hy vọng qua bài viết bạn đã biết pháp lệnh là gì? Đồng thời hiểu được tính chất và tầm quan trọng của nó trong cuộc sống. Từ đó có thể chấp hành nghiêm các quy định của pháp lệnh cũng như pháp luật. Để chung tay xây dựng một xã hội văn minh và giàu đẹp hơn.