Thích Chia Sẻ Logo
  • Trang chủ
  • Cách chơi game Liên Quân Mobile
  • Chia sẻ hay
  • Thông tin hữu ích
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Cách chơi game Liên Quân Mobile
  • Chia sẻ hay
  • Thông tin hữu ích
No Result
View All Result
Thích Chia Sẻ Logo
No Result
View All Result

Trang chủ » Đánh giá » Trám răng là gì? Quy trình thực hiện thế nào?

Trám răng là gì? Quy trình thực hiện thế nào?

thichchiase by thichchiase
19/06/2025
Reading Time: 9 mins read
0
Trám răng là gì?

Trám răng là gì?

Trám răng là phương pháp đơn giản, tiết kiệm nhưng rất hiệu quả trong việc phục hồi và bảo vệ răng. Nếu bạn đang quan tâm đến chủ đề này thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây từ Thichchiase. Theo dõi để biết được trám răng là gì? và giải đáp những thắc mắc về trám răng.

Bài viết liên quan

Lực điền là gì? Ý nghĩa của thuật ngữ này

Ngày 1/4 là cung gì? Đặc điểm tính cách, sự nghiệp, tình cảm

Viêm tụy cấp tính là gì? – Nguyên nhân, cách chữa và phòng bệnh

Nội dung chính

  1. Bài viết liên quan
  2. Lực điền là gì? Ý nghĩa của thuật ngữ này
  3. Ngày 1/4 là cung gì? Đặc điểm tính cách, sự nghiệp, tình cảm
  4. Viêm tụy cấp tính là gì? – Nguyên nhân, cách chữa và phòng bệnh
  5. Trám răng là gì?
  6. Khi nào cần trám răng
  7. Các loại vật liệu trám răng phổ biến
  8. Quy trình trám răng
  9. Ưu và nhược điểm của trám răng là gì?
    1. Ưu điểm
    2. Nhược điểm
  10. Một số lưu ý khi trám răng
  11. Giải đáp một số thắc mắc về trám răng
  12. Tổng kết

Trám răng là gì?

Trong lĩnh vực nha khoa hiện đại, trám răng là một thủ thuật đơn giản nhưng cực kỳ quan trọng giúp bảo tồn răng thật. Đồng thời cải thiện thẩm mỹ và duy trì chức năng nhai hiệu quả. Quy trình này phổ biến khi bị sâu răng, mẻ răng hoặc muốn phục hình răng với chi phí phù hợp không xâm lấn quá nhiều.

Trám răng bạn có thể hiểu là quy trình hàn răng. Một quy trình để bù đắp lại phần mô răng bị mất do sâu răng, chấn thương hoặc các tổn thương khác. Bằng cách sử dụng vật liệu chuyên dụng để lấp đầy phần khuyết

Trám răng là gì?
Trám răng là gì?

Khi nào cần trám răng

Không phải ai cũng cần trám răng, nhưng những trường hợp sau đây thường được chỉ định:

  • Sâu răng nhẹ hoặc vừa: Khi răng bị sâu nhưng chưa ảnh hưởng đến tủy, trám răng là cách để loại bỏ mô sâu và lấp đầy lỗ hổng.
  • Răng mẻ, vỡ: Do tai nạn, va đập hoặc ăn đồ cứng khiến răng bị sứt, mẻ – trám răng giúp phục hình lại hình dáng răng.
  • Mòn cổ răng: Khi chải răng sai cách hoặc do thói quen nghiến răng, chân răng bị mòn, khiến ê buốt – có thể trám lại để bảo vệ phần bị mòn.
  • Răng bị đổi màu nhẹ: Có thể trám thẩm mỹ nếu răng không đều màu, đặc biệt là răng cửa.
  • Sau điều trị tủy: Khi răng đã chữa tủy, cần trám lại để bảo vệ thân răng và tránh vi khuẩn xâm nhập.

Các loại vật liệu trám răng phổ biến

Hiện nay, có nhiều loại vật liệu được sử dụng trong trám răng, tùy vào vị trí răng, mục đích sử dụng và yếu tố thẩm mỹ:

Trám răng bằng Composite (nhựa thẩm mỹ)

  • Ưu điểm: Màu sắc giống răng thật, đẹp tự nhiên Dễ tạo hình, thường dùng cho răng cửa và răng hàm nhỏ Không cần mài nhiều mô răng
  • Nhược điểm: Tuổi thọ không cao bằng các vật liệu khác (khoảng 3–5 năm) Dễ bị đổi màu theo thời gian nếu không chăm sóc tốt

Trám răng bằng Amalgam (hợp kim bạc)

  • Ưu điểm: Rất bền, chịu lực tốt, thích hợp cho răng hàm Giá rẻ hơn một số loại vật liệu khác
  • Nhược điểm: Màu bạc – không thẩm mỹ Có chứa thủy ngân (ở mức an toàn), nhưng hiện ít được sử dụng vì yếu tố thẩm mỹ và sức khỏe
Vật liệu trám răng
Vật liệu trám răng

Trám răng bằng GIC (Glass Ionomer Cement)

  • Ưu điểm: Giải phóng fluor giúp ngừa sâu răng tái phát Bám tốt ở cổ răng và các vị trí khó thao tác
  • Nhược điểm: Độ bền không cao, dễ vỡ nếu dùng cho răng hàm

Inlay, Onlay (trám gián tiếp bằng sứ hoặc kim loại)

  • Ưu điểm: Thẩm mỹ cao (với sứ), bền chắc, độ chính xác cao. Phù hợp cho răng bị mất mô nhiều nhưng chưa cần bọc răng sứ
  • Nhược điểm: Giá thành cao Cần nhiều thời gian và kỹ thuật hơn

Quy trình trám răng

Qúa trình trám răng thường diễn ra nhanh chóng. Có thể diễn ra trong vòng 15-45 phút/ răng tùy trường hợp gồm các bước sau:

Bước 1: Khám và chẩn đoán

  • Bác sĩ kiểm tra tình trạng răng miệng, xác định mức độ tổn thương răng. Có thể chụp X-quang nếu nghi ngờ sâu răng hoặc tổn thương tủy

Bước 2: Vệ sinh và xử lý mô răng

Nếu răng bị sâu, bác sĩ sẽ làm sạch vùng dâu, loại bỏ mô bị hư hại để ngăn vi khuẩn phát triển tiếp

Bước 3: Trám răng

  • Với composite: bác sĩ sẽ từng bước đắp vật liệu vào lỗ sâu và sử dụng đèn chiếu sáng để làm cứng.
  • Với amalgam hoặc GIC: trộn vật liệu và đưa vào khoang trám đã được chuẩn bị trước.

Bước 4: Chỉnh sửa và đánh bóng

Sau khi vật liệu trám đã cứng, bác sĩ điều chỉnh khớp cắn, làm mịn và đánh bóng bề mặt trám giúp cảm giác nhai thoải mái không cộm vướng.

Quy trình trám răng
Quy trình trám răng

Ưu và nhược điểm của trám răng là gì?

Ưu điểm

  • Trám răng giúp bảo tồn tối đa cấu trúc răng, ngăn ngừa sâu răng tiến triển
  • Tính tẩm mỹ cao khi có thể cải thiện hình dáng răng
  • Chi phí hợp lý, thời gian thực hiện nhanh chóng, ít đau đơn
  • Giúp phục hồi chức năng ăn nhai tránh tình trạng ăn phải thức ăn mắc kẹt vào lỗ sâu
  • Một số vật liệu trám răng như Glass Ionomer Cement (GIC) có khả năng giải phóng fluoride vào men răng xung quanh

Nhược điểm

  • Trám răng có độ bền và tuổi thọ nhất định. Nó không phải vĩnh viễn và có nguy cơ bong tróc, sứt mẻ nếu cắn phải thức ăn quá cứng
  • Nhiều loại trám răng có màu sắc không tự nhiên gây mất thẩm mỹ ở các răng cửa hoặc răng tiền hàm
  • Một số vấn đề sau trám có thể gặp phải là ê buốt răng, nhạy cảm với vật liệu, sâu răng tái phát
  • Đối với một số vật liệu trám răng cần yêu cầu kỹ thuật cao hơn đồng thời chi phí cũng cao hơn đáng kể so với các loại vật liệu thông thường
  • Trám răng chỉ phù hợp với các tổn thương răng ở mức độ nhẹ đến trung bình
Ưu và nhược điểm của trám răng
Ưu và nhược điểm của trám răng

Một số lưu ý khi trám răng

Để giữ miếng trám bền và tránh biến chứng, bạn nên:

  • Không ăn uống trong 1–2 giờ đầu sau khi trám
  • Tránh cắn đồ cứng, dai như đá, kẹo cứng, xương
  • Chải răng nhẹ nhàng, dùng bàn chải mềm và chỉ nha khoa hằng ngày
  • Tái khám định kỳ 6 tháng/lần để kiểm tra răng miệng
  • Nếu miếng trám bị cộm, vướng, cần báo ngay với bác sĩ để chỉnh sửa

Giải đáp một số thắc mắc về trám răng

Có nên trám răng không?

Nếu bạn có răng bị sâu nhẹ, răng mẻ hoặc ê buốt do mòn cổ răng – trám răng là giải pháp an toàn, nhanh chóng và dễ chịu.

Chi phí trám răng hết bao nhiêu tiền?

Mức giá trám răng sẽ tùy thuộc vào vật liệu và độ phức tạp. Trám răng cửa thẩm mỹ hoặc trám tạo hình có thể đắt hơn tùy theo yêu cầu cụ thể như sau:

  • Trám răng bằng composite thẩm mỹ: 200.000 – 400.000 VNĐ/răng
  • Trám răng vỡ lớn bằng inlay/onlay sứ: 2.000.000 – 5.000.000 VNĐ/răng
  • Trám răng GIC: khoảng 100.000 – 300.000 VNĐ/răng 

Trám răng giữ được bao lâu?

Tuổi thọ của miếng trạm phụ thuộc vào vật liệu trám, vị trí răng, chế độ chăm sóc và kỹ thuật trám cũng như tay nghề của bác sĩ. Khi miếng trám bị mòn, đổi màu, bong ra hoặc có kẽ hỏ bạn nên đi trám lại sớm để tránh sâu tái phát

Trám răng có đau không?

Trám răng không đau vì không tác động sâu đến tủy răng. Tuy nhiên nếu răng sâu quá gần tủy bác sĩ có thể gây tê nhẹ để bạn dễ chịu hơn. Sau khi trám xong, có thể ê buốt nhẹ trong vài ngày đầu. Đặc biệt khi ăn đồ nóng /lạnh – tình trạng này thường tự hết. Nếu đau kéo dài hoặc buốt nặng có thể vật liệu trám bị hở, cần đến nha sĩ kiểm tra lại

Tổng kết

Trên đây là thông tin về chủ đề trám răng là gì được Thichchiase tổng hợp đến bạn. Hi vọng qua nội dung được chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu hơn về chủ đề này. Quy trình trám răng và có nên trám răng không đã được chia sẻ và cân nhắc cho bạn. Đừng bỏ qua những bài viết khác được chia sẻ từ hệ thống chúng tôi để có được những thông tin hữu ích khác.

5/5 - (1 bình chọn)
thichchiase

thichchiase

Related Posts

Lực điền là gì?
Chia sẻ hay

Lực điền là gì? Ý nghĩa của thuật ngữ này

23/06/2025
1/4 là cung gì?
Đánh giá

Ngày 1/4 là cung gì? Đặc điểm tính cách, sự nghiệp, tình cảm

17/06/2025
Viêm tụy cấp tính là gì?
Chia sẻ hay

Viêm tụy cấp tính là gì? – Nguyên nhân, cách chữa và phòng bệnh

30/10/2024
Pháp lệnh là gì?
Chia sẻ hay

Pháp lệnh là gì? Phân biệt pháp lệnh và pháp luật

30/10/2024
12/12 - Ngày của Phở
Đánh giá

12/12 là ngày gì? Các sự kiện đặc biệt diễn ra vào ngày 12/12

28/10/2024
Lỗi Typo là gì?
Đánh giá

Lỗi Typo là gì? Những lưu ý và khắc phục lỗi Typo

22/10/2024
Next Post
0588 là mạng gì?

0588 là mạng gì? Có nên sử dụng đầu số di động này không?

12/4 là cung gì?

12/4 là cung gì? Tất tần tật thông tin về ngày sinh 12/4

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn nên xem

0832 là mạng gì?

0832 là mạng gì? Gợi ý một số địa điểm cung cấp đầu sim 0832

21/06/2024
Hạch sữa không phải tình trạng đơn giản

Hạch sữa là gì? Một số sự thật về hạch sữa mà mẹ bỉm nên biết

21/10/2024
17/5 là ngày Quốc tế chống kỳ thị

17/5 là ngày gì? Ý nghĩa đặc biệt về ngày 17/5 là gì?

18/01/2024

Bài viết mới

  • Cách lên đồ cho tướng Valhein 2023 mùa S2 full Công, Full dame

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Cách lên đồ Bright đi Ad, Top và rừng cực thấm mùa S1 năm 2023

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Nokia 1280 báo không sạc được đã làm ok | 1280 bao khong sac duoc

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • 029 là mạng gì? Những điều bạn cần biết về đầu số 029

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Dang tay hay Giang tay? Từ nào mới chuẩn Tiếng Việt?

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
Logo Thích Chia Sẻ

Thichchiase.com chuyên trang chia sẻ thông tin kiến thức bổ ích, giúp bạn tìm được những điều thú vị khi ghé thăm blog của chúng tôi

Bài viết mới

  • Lục hại là gì? Cách tính bộ lục hại trong tử vi
  • 19 tháng 8 năm 1945 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử ngày này
  • 16/1 là cung gì? Tất tần tật thông tin về cung hoàng đạo sinh 16/1

Danh mục

  • Cách chơi game Liên Quân Mobile
  • Cách lên đồ tướng đấu sĩ
  • Cách lên đồ tướng đỡ đòn
  • Cách lên đồ tướng pháp sư
  • Cách lên đồ tướng sát thủ
  • Cách lên đồ tướng trợ thủ
  • Cách lên đồ tướng xạ thủ
  • Chia sẻ hay
  • Đánh giá
  • Kinh nghiệm sửa chữa
  • Thông tin hữu ích
  • Tử Vi
  • Ý nghĩa của từ

© 2023 Thichchiase.com

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Cách chơi game Liên Quân Mobile
  • Chia sẻ hay
  • Thông tin hữu ích

© 2023 Thichchiase.com