Mainboard có vai trò quan trọng trong việc kết nối và điều phối hoạt động của một chiếc máy tính. Cấu tạo và chức năng của Mainboard trong việc điều hành của máy tính là gì?. Hãy cùng thichchiase tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé. Tại bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến chủ đề “Mainboard là gì?”.
Định nghĩa khái niệm: Mainboard là gì?
Mainboard còn được biết đến là bo mạch chủ của máy tính. Máy tính hoạt động trơn tru, mượt mà là nhờ hệ thống nhiều linh kiện trong bo mạch chủ. Mainboard cung cấp các kết nối và giao diện cho CPU (Central Processing Unit), RAM (Random Access Memory), đồ họa, ổ cứng. Và các thành phần khác như card mạng và card âm thanh.
Mainboard thường có các khe cắm cho các loại card mở rộng. Nó bao gồm các cổng kết nối như USB, HDMI, và Ethernet. Những cổng này để kết nối với các thiết bị ngoại vi và mạng. Một chiếc máy vi tính hoàn chỉnh thì Mainboard là trung tâm của hệ thống máy tính. Mainboard thường được đặt ở vị trí trong thùng máy (case máy) hoặc phía sau màn hình.
Mainboard – Giữ vai trò quan trọng trong sự vận hành của máy tính
Mainboard không chỉ là một bản bo mạch chứa các linh kiện. Nó giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc quản lý hoặc điều phối mọi hoạt động của máy tính. Vai trò chính của Mainboard được thể hiện như sau:
Kết nối và giao tiếp
Mainboard cung cấp các kết nối và giao tiếp giữa các thành phần chính của máy tính như CPU, RAM, card đồ họa, ổ cứng và các thiết bị ngoại vi. Nó đảm bảo rằng tất cả các thành phần này có thể làm việc cùng nhau một cách hiệu quả.
Quản lý điện năng
Mainboard cung cấp nguồn điện cho các thành phần của máy tính thông qua các kết nối điện. Nó cũng điều phối và quản lý việc cung cấp điện năng cho các phần tử khác nhau trong hệ thống. Việc này để đảm bảo sự ổn định và an toàn.
Hỗ trợ và điều khiển các thiết bị ngoại vi
Mainboard chứa các cổng kết nối như USB, HDMI, Ethernet và âm thanh. Nó sẽ được kết nối với các thiết bị ngoại vi như chuột, bàn phím, màn hình, loa và các thiết bị lưu trữ ngoài.
Hỗ trợ mở rộng
Mainboard cung cấp các khe cắm cho các card mở rộng. Ví dụ như card đồ họa, card âm thanh và card mạng. Điều này cho phép người dùng nâng cấp hoặc mở rộng khả năng của hệ thống máy tính.
Điều phối hoạt động của hệ thống
Mainboard là trung tâm điều khiển của hệ thống. Nó giúp điều phối hoạt động của các thành phần khác nhau để máy tính hoạt động một cách hài hòa và hiệu quả.
Mainboard được cấu tạo như thế nào?
Được ví là trái tim của máy tính, Mainboard được cấu tạo từ những thành phần sau đây:
- CPU Socket – Đây là nơi để cài đặt và kết nối CPU. CPU socket có thể có nhiều loại và chuẩn khác nhau tùy thuộc vào kiểu Mainboard.
- Khe cắm RAM – Khe cắm này để cài đặt và kết nối với RAM (bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên). Mainboard có thể có nhiều khe cắm RAM để hỗ trợ nhiều loại và dung lượng RAM khác nhau.
- Chipset – Là bộ phận điều khiển và quản lý giao tiếp giữa các thành phần khác nhau trên mainboard. Bao gồm CPU, RAM, card đồ họa, và các thiết bị ngoại vi. Chipset có thể được chia thành hai phần chính: Northbridge và Southbridge.
- Khe cắm PCI – PCI trong Mainboard thường là các khe cắm dùng để cài đặt các card mở rộng. PCI Express cung cấp băng thông cao và hỗ trợ các tiêu chuẩn hiện đại. Và PCI hỗ trợ các thiết bị lỗi thời hoặc thiết bị ngoại vi cần kết nối.
- Cổng kết nối ngoại vi – Mainboard có các cổng kết nối như USB, HDMI, DisplayPort, Ethernet. Ngoài ra còn để kết nối với các thiết bị ngoại vi như chuột, bàn phím, màn hình, loa và các thiết bị lưu trữ ngoài.
- BIOS/UEFI Chip – Chip BIOS hoặc UEFI chứa các thông tin và cài đặt cần thiết cho hệ thống khởi động và hoạt động cơ bản của máy tính.
Trên đây là 6 thành phần cấu tạo chính của Mainboard. Bên cạnh đó còn có nhiều linh kiện khách để hỗ trợ hoạt động cho bo mạch chủ.
Phân loại những Mainboard phổ biến trong thị trường hiện nay
Hiện nay, có nhiều công ty công nghệ phát triển đa dạng dòng máy tính khác nhau. Đặc điểm chung của những dòng này đó là Mainboard luôn có vị trí quan trọng để duy trì hoạt động cho máy tính. Hiện nay có rất nhiều Mainboard với tên gọi khách nhau, hãy cùng thichchiase tìm hiểu một số loại phổ biến hiện nay nhé.
ATX (Advanced Technology eXtended)
ATX là một Mainboard phổ biến nhất. Bo mạch chủ này được phát triển bởi Intel vào những năm 1990. Kích thước của ATX thường lớn hơn so với các chuẩn khác. Nó cung cấp nhiều khe cắm mở rộng và tính linh hoạt cao.
MicroATX
Là phiên bản thu nhỏ của chuẩn ATX. Với kích thước nhỏ gọn hơn giúp tiết kiệm không gian trong case máy tính. Mặc dù kích thước nhỏ hơn, MicroATX vẫn cung cấp một số tính năng tương tự như ATX nhưng có ít khe cắm mở rộng hơn.
Mini-ITX
Mainboard Mini-ITX là bo mạch chủ nhỏ gọn nhất. Thường được sử dụng trong các hệ thống máy tính laptop và PC. Kích thước của Mini-ITX nhỏ hơn đáng kể so với ATX và MicroATX. Nhưng vẫn cung cấp các tính năng cần thiết cho một hệ thống máy tính cơ bản.
E-ATX (Extended ATX)
Bo mạch chủ E-ATX là một phiên bản mở rộng của chuẩn ATX. Nó được thiết kế để cung cấp nhiều tính năng mở rộng hơn. Và hỗ trợ cho các hệ thống máy tính cao cấp và siêu cấp. E-ATX thường có kích thước lớn hơn và nhiều khe cắm mở rộng hơn so với ATX. E-ATX cho phép sử dụng nhiều card đồ họa và các linh kiện khác.
Tổng Kết
Trên đây là bài viết với chủ đề “Mainboard là gì?” đã được thichchiase tổng hợp đầy đủ thông tin gửi đến bạn đọc. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết của chúng tôi. Thichchiase mong rằng bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về Mainboard sau khi tham khảo bài viết của chúng tôi. Xin chào và hẹn gặp lại bạn trong những chủ đề sắp tới tại website thichchiase.net.