Trong thời gian gần đây, kiếm tiền online qua đầu tư chứng khoán không còn quá xa lạ với mọi người. Đây là một lĩnh vực đầu tư có giá trị, mang đến thu nhập ổn định trong thị trường hiện nay. Đối với những người đầu tư chứng khoán, chắc hẳn không ai là không biết về MACD. Đây là một thuật ngữ rất quen thuộc trong lĩnh vực này. Và để hiểu hơn về “MACD là gì?”, theo dõi ngay bài viết dưới đây của thichchiase luôn nhé.
MACD là gì?
MACD là tên viết tắt của cụm từ Moving Average Convergence Divergence. Là một chỉ báo kỹ thuật phổ biến trong phân tích kỹ thuật chứng khoán. Chỉ báo này được sử dụng để đo độ mạnh và hướng đi của xu hướng giá của một tài sản. Kết quả là một đường MACD, thường được vẽ bên dưới biểu đồ giá. Cách sử dụng giá trung bình đơn của đường MACD có kết quả được gọi là đường Signal Line (đường kích thích).
Sự chuyển động giữa đường MACD và đường kích thích cung cấp những tín hiệu về sự hội tụ hoặc phân kỳ của xu hướng giá. Sự chuyển động của MACD có thể giúp nhà đầu tư xác định điểm đảo chiều, đỉnh và đáy giá. Cũng như các tín hiệu mua và bán. MACD thường được sử dụng như một công cụ hỗ trợ trong quyết định giao dịch và định hình chiến lược giao dịch. Và nó được dựa trên phân tích kỹ thuật.
Công thức xác định MACD là gì?
Công thức tính MACD sẽ bao gồm EMA ngắn hạn và EMA dài hạn. EMA là tên viết tắt của cụm từ Exponential Moving Average. Có nghĩa là giá trung bình đơn di động mở rộng. Công thức tính MACD được tính như sau:
MACD = EMA(12) – EMA(26)
Trong đó:
- EMA(12) sẽ là khoảng thời gian ngắn hạn thường là 12 ngày.
- EMA(26) sẽ là khoảng thời gian dài hạn thường là 26 ngày.
Cấu tạo của MACD là gì?
Cấu tạo của MACD bao gồm: EMA ngắn hạn, EMA dài hạn, MACD line và Signal Line. Biểu đồ thường hiển thị đồng thời cả đường MACD và đường kích thích. Sự tương tác giữa chúng cung cấp các tín hiệu giao dịch. Các điểm cắt lẻ đường MACD và đường kích thích thường được xem xét để đưa ra quyết định mua hoặc bán. Sự chênh lệch giữa đường MACD và đường kích thích cũng có thể cung cấp thông tin về sự đảo chiều của xu hướng giá.
Cách đọc các chỉ báo MACD như thế nào?
Để đọc và hiểu được các đường chỉ báo MACD trên một biểu đồ. Bạn có thể sử dụng những cách đọc sau đây:
Tín hiệu cắt lẻ
- Khi đường chỉ báo MACD Cắt lên trên đường Signal Line, điều đó có nghĩa là bạn nên mua. Bởi vì khi đường MACD vượt qua đường kích thích từ dưới lên, thể hiện rằng sự gia tăng của giá. Vào thời điểm nay, bạn mua sẽ là lựa chọn tốt nhất.
- Khi đường chỉ báo MACD cắt xuống dưới đường kích thích, đây sẽ là tín hiệu bạn nên bán để hòa vốn hoặc thu lại gốc. Nếu không bán vào thời điểm này, khả năng cao bạn sẽ bị lỗ vốn.
Divergence (Phân Kỳ)
- Trong trường hợp đường MACD giảm và giá cổ phiếu tăng. Đây được cho là một tình huống phân kỳ tích cực. Là dấu hiệu cho sự đảo chiều của xu hướng giảm giá.
- Bên cạnh đó khi gái cổ phiếu giảm, các chỉ báo MACD tăng. Đồng thời với việc đây là tình huống phân kỳ tiêu cực. Là dấu hiệu cho sự đảo chiều của xu hướng tăng giá.
Đồng Thuận (Convergence)
- Giá cổ phiếu và đường MACD di chuyển theo hướng đồng thuận sẽ làm tăng độ tin cậy của xu hướng.
Tóm lại, trong một biểu đồ thường hiển thị cả 2 đường MACD và Signal Line. 2 đường này cung cấp các tín hiệu giao dịch để đưa ra quyết định mua hoặc bán. Và 2 đường này còn cung cấp thông tin về sự đảo chiều của xu hướng giá.
Một số rủi ro khi áp dụng MACD trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán là gì?
MACD là một công cụ phổ biến được áp dụng trong quá trình phân tích kỹ thuật lĩnh vực đầu tư chứng khoán. Thế nhưng đôi khi, chỉ báo MACD cũng mang đến rủi ro cho người dùng. Sau đây, thichchiase sẽ cung cấp đến bạn một số rủi ro khi sử dụng MACD
- Tín hiệu giả mạo
MACD sẽ tạo ra tín hiệ giả mạo, đặc biệt là thị trường lên sóng. Các tín hiệu mua và bán có thể xuất hiện. Nhưng không thể dự đoán được hướng đi của xu hướng giá.
- Chậm, trễ những cảnh báo, dự báo
MACD sẽ mang đến tín hiệu báo trễ, phản ánh những thông tin về xu hướng đã xảy ra, tahy vì dự đoán những xu hướng mới trong tương lai.
- Khả năng đảo chiều xu hướng giá không chắc chắn
MACD là chỉ báo có thể cập nhật sự đảo chiều của xu hướng. Nhưng người dùng không nên phụ thuộc quá nhiều vào chỉ báo này. Và để có kết quả chính xác nhất, người dùng nên kết hợp MACD với những công cụ khác. Để qua đó có thể tăng hiệu suất dự đoán hơn.
- Phụ thuộc quá nhiều vào cấu hình tham số
Hiệu suất phân tích của MACD có thể năng phụ thuộc lớn vào những chỉ số như EMA ngắn hạn, dài hạn và MACD line. Điều này sẽ tạo ra nhiều tín hiệu khác nhau và việc chọn lựa đúng là rất khó.
- Khả năng lặp lại xu hướng cao
Khi các nhà đầu tư quá đề cao tính năng của MACD. Có thể sẽ xảy ra hiện tượng lặp lại lịch sử khi thị trường phản ánh theo những dự đoán.
Tổng Kết
Cảm ơn bạn vì đã tham khảo bài viết của thichchiase. Trên đây là bài viết tổng hợp những thông tin liên quan đến “MACD là gì?”. Hy vọng sau khi tham khảo bài viết này, bạn đã có cái nhìn tổng quan về công cụ MACD. Chúng tôi mong rằng có thể gặp lại bạn khoảng thời gian sắp tới!