Chắc hẳn bạn đã ít nhất 1 lần nghe về thuật ngữ “Lục phủ ngũ tạng”. Một thuật ngữ chỉ cần nghe tên đã khiến ta hình dung về các cơ quan bên trong cơ thể theo cách nói của Đông Y. Vậy “Lục phủ ngũ tạng là gì?” Điều này liệu có khiến bạn tò mò và muốn tìm hiểu chi tiết hơn? Theo dõi bài viết dưới đây và Thichchiase sẽ cung cấp đến bạn tất tần tật thông tin liên quan một cách cụ thể nhất.
Lục phủ ngũ tạng là gì?
Theo Y học Cổ Truyền, lục phủ ngũ tạng là nhóm các cơ quan trong cơ thể hoạt động thống nhất với nhau tạo thành 1 thể hoàn chỉnh nuôi dưỡng và bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật. Theo Đông Y, sự cân bằng âm dương trong lục phủ ngũ tạng là yếu tố quan trọng để đảm bảo sức khỏe.
Tùy vào chức năng của từng cơ quan mà y học đã phân chúng thành lục phủ và ngũ tạng.
- Lục phủ: là 6 cơ quan có chức năng thu nạp và vận chuyển dinh dưỡng. Có chức năng mang huyết – tân – dịch – thần – khí.
- Ngũ tạng: Là 5 cơ quan có chức năng tiếp nhận thức ăn và nước đã được chuyển hóa vởi các tạng đi nuôi cơ thể.
Ngoài ra lục phủ ngũ tạng còn có chức năng bài tiết chất độc ra khỏi cơ thể.
Lục phủ ngũ tạng bao gồm những gì?
Trong Y học Cổ truyền, lục phủ ngũ tạng gắn kết với thuyết ngũ hành và được phân chia cụ thể như sau:
- Hành Kim: Phổi – Ruột già
- Hành Mộc : Gan – Mật
- Hành Thủy: Thận – Bàng quang
- Hành Hỏa: Tim – Ruột non
- Hành Thổ: Lá lách – dạ dày
Việc sử dụng thuyết ngũ hành giúp lương y có thể chẩn đoán được tình trạng bệnh của bệnh nhân. Và cụ thể hơn thì lục phủ và ngũ tạng bao gồm các cơ quan sau:
1. Lục phủ
Lục phủ ( 6 cơ quan rỗng) nằm trong ổ bụng. Hệ thống các cơ quan bao gồm:
- Dạ dày: Nạp – tiếp nhận thông tin
- Ruột non: Thụ – phân tích thức ăn
- Ruột già: Tả – hấp thu nước, thải bã thức ăn
- Bàng quang: Tàng – chứa nước tiểu
- Tam tiêu: Thông – điều hòa khí huyết
- Mật: Tiết – tiêu hóa thức ăn
2. Ngũ tạng
Ngũ tạng ( 5 cơ quan đặc) nằm trong lồng ngực và ổ bụng. Hệ thống các cơ quan bao gồm:
- Tim: bơm máu, điều hòa khí huyết
- Gan: trữ máu, thanh lọc cơ thể
- Lá lách: vận hóa thức ăn, chuyển hóa dinh dưỡng
- Phổi: điều hòa khí, hô hấp
- Thận: Tàng trữ, bài tiết nước tiểu
Chức năng của từng cơ quan
Vai trò của các cơ quan trong cơ thể nói chung và trong lục phủ ngũ tạng nói riêng đều có vai trò quan trọng. Nhìn chung chúng đều có chức năng thu nạp, tiêu hóa và chuyển hóa thức ăn thành chất dinh dưỡng nuôi cơ thể. Chức năng cụ thể của từng cơ quan như sau:
1. Lục phủ
- Phủ đởm (mật): là nơi đựng mật co can bài tiết từ túi mật. Phủ đởm còn tham gia vào quá trình và điều tiết tinh thần.
- Phủ vị (dạ dày): là dịch vị trong dạ dày, được điều tiết nhằm mục đích kết hợp với sự co bóp của dạ dày để tiêu hóa thức ăn.
- Phủ tiểu trường (ruột non): là cơ quan có vai trò hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn sau khi tiêu hóa từ dạ dày.
- Phủ đại trường (ruột già): là cơ quan cuối cùng của hệ tiêu hóa. Là cơ quan tiếp nhận các chất cặn bã được vận chuyển từ tiểu trường, sau đó nén các chất cặn bã thành khối và đào thải khỏi cơ thể qua hậu môn.
- Phủ bàng quang (bọng đái): là cơ quan có dạng chiếc túi có đảm nhận vai trò nhận nước tiểu từ niệu quản sau khi được lọc khỏi thận. Cơ quan này liên kết với thận giúp quá trình đào thải nước tiểu ở trạng thái tốt nhất.
- Phủ tam tiêu: Bao gồm thượng tiêu – trung tiêu – hạ tiêu. Cơ quan liên kết chặt chẽ với tỳ vị tạo thành hệ thống tiêu hóa hoàn chỉnh.
- Thượng tiêu: tiếp nhận thức ăn, nước uống xuống dạ dày
- Trung tiêu: tiêu hóa thức ăn, duy trì cân bằng nội môi, tăng cường hệ miễn dịch
- Hạ tiêu: thanh lọc tinh chất và các cặn bã.
2. Ngũ tạng
- Tạng tâm (tim): giúp bơm máu và là quân hóa, trung tâm của mọi hoạt động cơ thể.
- Tạng can (gan): giúp cơ thể chuyển hóa các chất độc hại ra khỏi cơ thể đảm bảo các cơ quan hoạt động bình thường. Can trong lục phủ ngũ tạng bao gồm:
- Can tàng huyết: lưu trữ, chuyển máu đến các tế bào trong cơ thể
- Can chủ cân: khiến các chi co duỗi khó khăn khi ít hoạt động
- Can chủ sơ tiết: sơ tiết mật, men của gan.
- Tạng tỳ (tỳ): là cơ quan giúp tiêu hóa thức ăn và chất dinh dưỡng. Tỳ trong lục phủ ngũ tạng bao gồm:
- Tỳ ích khí sinh huyết: làm giàu phần khí trong cơ thể và tạo ra nguồn năng lượng ổn định của các cơ quan.
- Tỳ chủ vận hóa: Tiêu hóa thức ăn thành chất dinh dưỡng và luân chuyển nước trong cơ thể.
- Tỳ chủ nhiếp huyết: Tỳ giúp huyết lưu thông ổn định trong các mao mạch. T
- Tỳ chủ cơ nhục và chân tay
- Tỳ chủ thăng
- Tỳ khai khiếu ra miệng
- Tạng phế (Phổi): là cơ quan hô hấp quan trọng bao gồm:
- Phế chứa khí: Giúp tiếp nhận khí oxy cho cơ thể, sau đó lọc và thải ra môi trường một lượng khí carbonic (CO2).
- Phế hợp bì mao: đóng mở các lỗ chân lông trên cơ thể của tạng phế.
- Phế chủ thông điều đạo thủy
- Phế khai khiếu ra mũi
- Tạng thận (Thận): là cơ quan có chức năng cao nằm ở vị trí tướng hòa. Chức năng của thận bao gồm:
- Thận tàng đinh
- Thận chủ cốt sinh tủy
- Thận nạp chủ khí
- Thận khai khiếu ra nhị âm và tai.
Mối liên hệ giữ lục phủ và ngũ tạng bạn cần biết
Lục phủ và ngũ tạng tạo nên mối liên kết chặt ché, một thể thống nhất có ảnh hưởng qua lại và hỗ trợ lẫn nhau. Việc cân bằng âm dương trong lục phủ ngũ tạng là yếu tố quan trọng để đảm bảo sức khỏe con người.
Làm thế nào để lục phủ ngũ tạng luôn khỏe mạnh?
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
- Luyện tập thể dục thể thao, tăng cường vận động và bổ sung khoáng và dưỡng chất thiết yếu.
- xây dựng và thực hiện lối sống lành mạnh
- Sử dụng các phương pháp y học cổ truyền
- Giữ tinh thần lạc quan kiểm soát stress
Tổng kết
Bài viết trên là tổng hợp thông tin được Thichchiase cung cấp đến bạn giúp giải đáp về chủ đề “ lục phủ ngũ tạng là gì?” Hi vọng qua nội dung được chia sẻ sẽ giúp ích đến bạn. Và hãy giữ gìn bảo vệ và cải thiện sức khỏe từng ngày ngay từ những cơ quan nhỏ nhất nhé. Chúc bạn có trải nghiệm tốt nhất sau khi đọc bài viết của chúng tôi.