“Đường lưỡi bò” – Chắc chắn không còn xa lạ đối với nhiều người. Đặc biệt là công dân Việt Nam và Trung Quốc. Vậy “đường lưỡi bò là gì”? Tại sao “đường lưỡi bò” lại trở thành một vấn đề chính trị được bàn tán xôn xao? Hãy cùng thichchiase tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Đường lưỡi bò là gì?
Đường lưỡi bò hay còn được biết đến tên là đường chín đoạn. Đây là đoạn đường để chỉ khu lãnh hải tại Biển Đông mà cộng đồng nhân dân Trung Hoa “đơn phương” chủ trương tuyên bố chủ quyền tại nơi đây. Đường lưỡi bò bao trọn 4 nhóm quần đảo, bãi ngầm lớn trên Biển Đông. Bao gồm quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa (Việt Nam), quần đảo Đông Sa và bãi ngầm Macclesfield.
Biển đông có tới 75% là nước biển bao phủ. Và chỉ có 25% thuộc quyền sở hữu của các nước. Ví dụ như: Phillipines, Malaysia, Brunei, Indonesia và Việt Nam. Mỗi nước sẽ được sở hữu khoảng 5% trên tổng giá trị 25%. Đường lưỡi bò mặc dù được xuất hiện trên bản đồ từ lâu. Thế nhưng khi xuất bản thì cộng đồng nhân dân Trung Hoa lại chưa giải thích, lý giải. Mà chỉ ngầm khẳng định những quần đảo ở đường chín đoạn thuộc Trung Quốc. Điều này là vô căn cứ, không có cơ sở chứng minh.
Đường lưỡi bò xuất hiện từ khi nào?
Đường lưỡi bò được nổ ra và trở thành một sự kiện chính trị “nóng” của toàn cầu vào năm 2009. Đây là một vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc với những nước lân cận. Và trong đó có Việt Nam.
Trên thực tế thì đường lưỡi bò đã được xuất hiện trong “Bản đồ vị trí các đảo Nam Hải”. Đây là phụ lục thuộc “Bản đồ khu vực hành chính Trung Hoa Dân Quốc” được công khai vào tháng 2 năm 1948.
Vào thời điểm đó thì nhân dân Trung Hoa đã đặt tên cho đoạn đường này là đường 11 đoạn. Nhưng một thời gian sau lại rút ngắn thành đường 10 đoạn và 9 đoạn. Không hề có các tọa độ địa lý cụ thể được nêu ra. Và đoạn đường có trong bản đồ này được in lại trong mỗi là khác nhau.
Các nước khác trên thế giới nói gì về đường lưỡi bò của Trung Quốc
Ngày 12/7/2016, Tòa Trọng tài theo Phụ lục VII của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 ở The Hague. Hà Lan tuyên bố Philippines thắng kiện Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Và yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý. Trung Quốc không có “quyền lịch sử” với các vùng biển ở Biển Đông. Đồng thời khẳng định Trung Quốc “vi phạm quyền chủ quyền của Philippines”.
Tại Việt Nam cũng đã tuyên bố chủ quyền với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hai quần đảo này thuộc quyền sở hữu của Việt Nam chứ không phải là quần đảo nằm trong đường lưỡi bò mà như Trung Hoa dân quốc đã nói. Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử về chủ quyền của vùng biển và 2 quần đảo này.
Trung Quốc ngang nhiên vạch ra “đường lưỡi bò” hay còn gọi là “đường 9 đoạn”, đòi chủ quyền với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông, bất chấp sự phản đối từ cộng đồng quốc tế. Tại cuộc Hội thảo lần thứ nhất về vấn đề tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông. Được tổ chức tại Hà Nội tháng 3 năm 2009. “Đường lưỡi bò” của Trung Quốc đã vi phạm “Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982”.
Ngày 7 tháng 5 năm 2009, Trung Quốc đã trình tấm bản đồ đoạn đường lưỡi bò lên Tổng Thư Ký Liên Hợp Quốc. Và ngay sau đó 1 ngày thì Việt Nam, Malaysia và Indonesia đã phản đối, bác bỏ bản đồ ấy. Và đến năm 2016, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cũng đã tuyên bố rằng đường lưỡi bò của Trung Quốc là phi pháp, không có cơ sở khẳng định chủ quyền.
Trung Quốc nói gì về Đường lưỡi bò?
Vào 14/6/2012, tại Viện nghiên cứu Kinh tế Thiên Tắc đã tổ chức một cuộc hội thảo. Có tên là “Tranh chấp Biển Đông”. Tại đây có một học giả Trung Quốc có kiến thức lâu năm về vấn đề vạch ranh giới biển đảo Quốc Tế. Đã thừa nhận rằng đường lưỡi bò (đường 9 đoạn) được vạch ra không có kinh độ, vĩ độ cụ thể, cũng chẳng có căn cứ pháp lý. Sau khi cuộc hội thảo kết thúc, cộng đồng nhân dân Trung Quốc đã dần thay đổi và nhận thức lại về đường lưỡi bò.
Nhưng trên thực tế, vẫn tồn tại một số tầng lớp người có thuộc quốc tịch Trung Quốc. Khẳng định những quần đảo trên biển Đông thuộc quyền sở hữu của nước này. Với lối suy nghĩ cố chấp và ngang ngược này đã làm cho nhiều người có cái nhìn tiêu cực về đất nước này. Chúng ta là những con người ở thế kỷ 21, vì vậy cần nên sống đúng với thời đại hiện nay. Hãy đón nhận những kiến thức mới, bổ ích để hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn. Đừng giữ cho mình lối suy nghĩ xưa và đi ngược lại với thời đại.
Tổng Kết
Cảm ơn bạn vì đã dành thời gian theo dõi bài viết của thichchiase.net. Trên đây là những thông tin liên quan đến chủ đề đường “lưỡi bò là gì?” Chúng tôi mong rằng sau khi tham khảo bài viết này, bạn đã có thể hiểu hơn về đường chín đoạn hay đường lưỡi bò. Hẹn gặp lại bạn những bài viết tiếp theo của chúng tôi.