Giao tiếp là một trong những kỹ năng cần có của mỗi người. Để có một khả năng giao tiếp trước đám đông tự tin và lưu loát không phải ai cũng có thể làm được. Kỹ năng này cần được hoàn thiện và trau dồi từng ngày. Trong tiếng Việt có một số từ thường bị nhầm lẫn bởi giao diện khá giống nhau về mặt chữ. Đó chính là hai từ Dư giả và từ Dư dả. Vậy Dư giả hay Dư dả? Từ nào mới đúng chính tả và ngữ pháp của tiếng Việt? Hãy cùng thichchiase tìm ra câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.
Trước khi tìm câu trả lời cho mình, việc cần làm đầu tiên bạn cần hiểu ý nghĩa của từng từ. Sau khi hiểu rõ ý nghĩa ở mỗi từ, bạn có thể chắc chắn với câu trả lời của mình hơn.
“Dư dả” là gì?
Theo ngữ pháp tiếng Việt thì dư dả là tính từ. Và từ này có ý nghĩa là thừa thãi, dư thừa, nhiều hơn mức cần thiết. Dư dả là một từ thường được miêu tả trong cuộc sống của con người.
“Dư giả” là gì?
Còn dư giả là một từ hay bị nhầm lẫn với từ ở trên. Trong từ điển tiếng Việt thì đây là từ ghép không có ý nghĩa gì cả. Dư trong “dư thừa”; Giả trong từ “giả tiền”. Và khi ghép hai từ này sẽ ra từ dư giả.
Vậy “Dư dả hay Dư giả”? Đâu mới là từ đúng chính tả?
Trong nhiều tài liệu về tiếng Việt, có những ghi chép của nhiều giáo sư, tiến sĩ nghiên cứu chuyên ngành khẳng định từ dư giả không hề có ý nghĩa như từ dư dả. Khi giao tiếp thì có thể sử dụng 2 từ này đan xen với nhau. Nhưng khi viết thì bạn hãy dùng từ “dư dả” nhé.
Một số ví dụ về từ dư dả:
- Bố mẹ bạn Nam sở hữu rất nhiều khách sạn tại Việt Nam. Cho nên bố mẹ bạn ấy vô cùng dư dả về vấn đề tài chính.
- Chị Lan đã nuôi nấng 2 đứa con trưởng thành. Do vậy mà chị ấy vô cùng dư dả về thời gian.
- Dư dả về tiền bạc là mục tiêu mà tôi muốn đạt được trong tương lai sắp tới.
Tại sao mọi người hay nhầm lẫn bởi hai từ “Dư giả và Dư dả”
- Một trong những lý do dễ hiểu nhất để trả lời cho câu hỏi này, đó là cách phiên âm của hai từ này tương tự như nhau. Trong khi giao tiếp mọi người thường không phân biệt từ dư giả và dư dả. Do vậy sự nhầm lẫn giữa hai từ này là điều bình thường.
- Lý do tiếp theo gây ra sự nhầm lẫn này là không có sự thống nhất giữa nhiều tỉnh thành tại nước ta. Việt Nam có 54 dân tộc anh em và được di cư về 3 miền của Tổ Quốc. Mỗi vùng miền có khác biệt về ẩm thực, lối sống, phong tục. Cho nên khi giao tiếp, chắc chắn sẽ có sự nhầm lẫn đáng kể.
Một số lời khuyên giúp bạn hạn chế tình trạng sai chính tả trong tiếng Việt
- Với một số từ hay bị nhầm lẫn với nhau, bạn cần tìm hiểu ý nghĩa của từng từ. Việc tìm hiểu này sẽ giúp bạn có thể phân biệt giữa các từ với nhau.
- Tìm đọc những tài liệu học thuật về chuyên ngành tiếng Việt. Bạn có thể tìm hiểu những luận văn, bài báo, nghiên cứu khoa học các cấp bậc để có thể mở rộng trình độ giao tiếp của mình.
- Hạn chế đọc những trang thông tin giả mạo, kém chất lượng. Bởi vì có thể gây ra sự nhầm lẫn không đáng có.
- Có thể thăm hỏi ý kiến của những chuyên gia, tiến sĩ về chuyên ngành tiếng Việt để có thể mở mang thêm kiến thức. Cũng như tìm được câu trả lời chính xác nhất.
Trên đây là một số lời khuyên mà thichchiase muốn gửi đến bạn. Việc đọc và viết đúng chính tả sẽ là chìa khóa để mang tới sự thành công cho bạn trong cuộc sống. Vì vậy hãy trau dồi, cải thiện mỗi ngày để hoàn thiện bản thân mình hơn nhé.
Gợi ý một số từ cùng trường nghĩa, trái nghĩa với từ “Dư dả”
Từ đồng nghĩa:
Thừa thãi; Dư thừa; Rủng Rỉnh; Khá giả; Bội thu; Dư sức;…
Từ trái nghĩa:
Thiếu thốn; khó khăn; chi li; chắt chiu; cóp nhặt;….
Bên cạnh từ dư dả, bạn có thể tham khảo thêm một số từ đồng nghĩa với từ này nhé. Hãy dùng linh hoạt các từ cùng trường nghĩa để mở rộng thêm khả năng thành thạo tiếng Việt của mình nhé. Nhưng hãy nên dùng đúng ngữ cảnh, đúng đối tượng để tránh gây ra những hiểu lầm không đáng có nhé.
Tổng Kết
Vừa rồi, thichchiase đã giúp bạn tìm ra câu trả lời về hai từ Dư giả hay Dư dả. Hy vọng bạn đã hiểu hơn về ý nghĩa của từng từ. Cũng như cách dùng từ sao cho đúng ngữ cảnh phù hợp nhé. Cảm ơn bạn vì đã theo dõi bài viết của chúng tôi. Mong rằng trong những chủ đề tiếp theo, chúng ta có thể được đồng hành cùng nhau. Chúng tôi sẽ mang đến những thông tin hữu ích tới bạn. Cuối cùng, xin chào và hẹn gặp lại bạn trong những bài viết sắp tới nhé.