Chắc hẳn tất cả mọi người trong số chúng ta đều đã từng ít nhất nghe đến câu “12 bến nước” một lần trong quá trình học tập và lớn lên. Nhưng liệu rằng bạn đã thực sự hiểu ý nghĩa 12 bến nước là gì hay không? Hãy cùng chúng tôi giải mã ý nghĩa sâu xa của thành ngữ này trong nội dung chia sẻ dưới đây nhé!
12 bến nước là gì và nguồn gốc ra đời
“12 bến nước” là thành ngữ xuất hiện từ xa xưa được các cụ dùng để nói về người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Hình ảnh bến nước gợi cho người ta cảm giác lận đận, bất an và không ổn định. Thân con gái 12 bến nước được hiểu là những người có số phận hẩm hiu, long đong lận đận không có điểm tựa ổn định, lâu bền.
Tìm hiểu nguồn gốc sâu xa của ý nghĩa 12 bến nước và ý nghĩa 12 bến nước là gì thì Huỳnh Tịnh Của biên soạn trong quyển từ điển Đại Nam quấc âm tự vị giải thích rằng: 12 bến nước khi miêu tả về số phận của người con gái thì họ như chiếc đò trên sông. Có thể gặp bến trong hoặc bến đục tùy theo sự sắp đặt của số phận. Nếu may mắn ghé bến trong thì được “nhờ”, nếu hẩm hiu, bạc phận ghé bến đục thì “rủi chịu”. Cách nói 12 bến nước thực ra chỉ là cách nói ví von, vần điệu để tăng tính tượng hình cho câu nói mà thôi.
12 bến nước chỉ sự long đong, lận đận về thân phận người phụ nữ thời phong kiến.
Hiện nay trên các mạng xã hội Facebook các nam thanh niên cũng thường sử dụng câu này với “Thân trai 12 bến nước“, ám chỉ sự tội nghiệp của công việc làm dịch vụ khách hàng.
Tuy nhiên, nhiều quan niệm cho rằng, 12 bến nước còn có nhiều cách hiểu khác. Cụ thể như sau:
12 bến nước là miêu tả xã hội phong kiến ngày xưa
Xã hội phong kiến xa xưa có 4 tầng lớp địa vị xã hội là: Công, hầu, khanh và tướng. Cùng với đó là 8 nghề nghiệp của người đàn ông – người chồng trong gia đình, gồm: Sĩ, nông, công, thương, ngư, tiều, canh và mục.
Ngoài ra, dân gian xưa cũng gọi số 12 trong 12 bến nước là 12 nghề nghiệp của người đàn ông trong xã hội thời bấy giờ. Đó là: Sĩ, nông, công, thương, nho, y, lý, bốc, ngư, tiều, canh và mục.
Theo đó, cách giải thích về tầng lớp. nghề nghiệp của người đàn ông trong xã hội phong kiến xa xưa như sau:
- Công, hầu, khanh và tướng: Là quận công, hầu tước và quan văn, quan võ. Đây chính là những tầng lớp trí thức, sang trọng và quyền quý nhất trong xã hội phong kiến. Người dân thường phải e ngại và khiếp sợ trước quyền uy của họ.
- Sĩ, nông, công và thương: Dùng để chỉ những người làm ruộng, người học trò, người buôn bán hoặc người thợ chuyên làm một công việc nào đó.
- Ngư, tiều, canh và mục: Được dùng để gọi những người đi cày thuê, người câu cá, hái củi hoặc người đi cày thuê.
12 bến nước giải thích cho 12 con giáp
Trong tử vi học có 12 con giáp tương ứng cho tuổi của người đàn ông. Đó là: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi.
12 bến nước cũng được gọi để giải thích 12 cung trong tử vi
Dân gian trong xã hội xưa cũng gọi 12 bến nước để nói về 12 cung mệnh trong tử vi, bao gồm: Cung Phụ Mẫu, cung Mệnh, cung Phúc Đức, cung Quan Lộc, cung Điền Trạch, cung Nô Bộc, cung Tật Ách, cung Thiên Di, cung Tử Tức, cung Tài Lộc, cung Huynh Đệ và cung Phu Thê.
12 bến nước là gì? Là tháng người con gái đi lấy chồng
Người miền Bắc xưa thường chia 12 tháng trong năm thành 2 thời điểm là mùa nước lên và mùa nước xuống. Theo đó, người con gái nên lấy chồng vào mùa nước lên để may mắn và hạnh phúc trong đời sống hôn nhân. Con gái thời xưa thường tránh lấy chồng mùa nước cạn để tránh cảnh “đò giang chắc trở”.
Con gái thời xưa nên lấy chồng mùa nước lên để gặp nhiều may mắn
Ý nghĩa sâu xa của câu thành ngữ 12 bến nước là gì?
Mặc dù có rất nhiều cách hiểu và giải thích cho câu hỏi “12 bến nước là gì?”. Thế nhưng, dường như với người Việt, khi nhắc đến câu nói này người ta đều liên tưởng đến số phận của người phụ nữ. Người phụ nữ trong xã hội phong kiến xa xưa dường như không có một tiếng nói nào trong gia đình. Họ đi lấy chồng, làm dâu như một người “osin”, phải hứng chịu mọi tủi hờn về số phận về định kiến của xã hội cũng như của chính người chồng mình.
Tóm lại, thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xa xưa đều rất hẩm hiu, “may nhờ đục chịu”. Dường như phó thác hoàn toàn cho số phận đẩy đưa chứ gần như không hề có sự lựa chọn nào khác.
Số phận người phụ nữ qua mô tả “12 bến nước” trong các tác phẩm văn học
“Thuyền” và “bến” là 2 hình ảnh ẩn dụ rất quen thuộc trong các tác phẩm văn học gắn liền với bao thế hệ học trò Việt. Nó thường được dùng để mô tả người con gái và chàng trai trong mối quan hệ hẹn hò và đi đến hôn nhân. Có thể nói rằng, bến nước chính là “người chồng” là bến đỗ của người con gái khi xuất giá đi lấy chồng.
Nhưng người ta lại không dùng từ “bến đỗ” mà lại gọi là “bến nước” cho thấy sự bấp bênh, lênh đênh không ổn định giống như chiếc thuyền trên sông. Nó có thể bị “sóng dập”, “gió vùi” và chẳng biết “tấp vào đâu”.
12 bến nước gắn liền với sự hẩm hiu của cuộc đời người phụ nữ
Qua những chia sẻ về thắc mắc 12 bến nước là gì chắc hẳn ai trong số chúng ta cũng đều cảm thấy buồn thương cho số phận người phụ nữ thời xa xưa. Tuy nhiên, tín hiệu tích cực là giờ đây, đời sống xã hội phát triển và hiện đại hơn thì cánh cửa hạnh phúc cũng đã mở rộng hơn rất nhiều cho số phận người con gái rồi.