.NET là một nền tảng phát triển phần mềm được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Có rất nhiều đơn vị sử dụng cụm .NET là tên miền cho website của mình. Và trang thichchiase.net của chúng tôi cũng tương tự. Vậy “.NET là gì?”. Nền tảng này có ưu điểm nổi bật gì? Theo dõi ngay bài viết dưới đây của thichchiase để hiểu hơn nhé.
.NET là gì?
Microsoft là cha đẻ của nền tảng phần mềm .NET. Nền tảng này được xây dựng và triển khai các ứng dụng đa dạng trên nhiều loại thiết bị và hệ điều hành. Nó bao gồm các công cụ, thư viện và ngôn ngữ hỗ trợ phát triển phần mềm hiện đại. Nó có quy mô linh hoạt, hiệu năng cao. Nền tảng này bao gồm một loạt các ngôn ngữ lập trình như C#, Visual Basic.NET, và F#. Và cùng với một bộ thư viện lớn và các công cụ hỗ trợ. Nền tảng .NET hỗ trợ việc phát triển ứng dụng trên nhiều nơi khác nhau. Ví dụ như: Windows, Linux và macOS. .NET còn được biết đến với tên miền tương tự như: .NET Framework hay .NET Core. Cả hai nền tảng này được hiểu như sự phát triển của .NET ở những thời sau.
Lịch sử hình thành và sự phát triển của nền tảng .NET
Thời kỳ tiền .NET
Trước khi .NET xuất hiện, Microsoft sử dụng môi trường phát triển Win32 và COM (Component Object Model) cho việc phát triển phần mềm trên nền tảng Windows. Nền tảng.NET bắt nguồn từ một dự án có tên gọi là “Next Generation Windows Services” (NGWS). Và được Microsoft công bố vào năm 2000.
Ra mắt .NET Framework
.NET Framework lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 2002. Với phiên bản đầu tiên là .NET Framework 1.0. Nền tảng này cung cấp một môi trường lập trình mới cho việc phát triển ứng dụng trên nền tảng Windows. Hỗ trợ các ngôn ngữ như C#, Visual Basic.NET, và Managed C++.
Sự phát triển của .NET Framework
Các phiên bản .NET Framework sau này được phát hành với nhiều cải tiến. Bao gồm .NET Framework 2.0, 3.0, 3.5, 4.0, 4.5 và các phiên bản cập nhật sau. Mỗi phiên bản .NET Framework đều mang lại nhiều cải tiến về hiệu suất, bảo mật, và tính năng lập trình.
Sự xuất hiện của .NET Core
.NET Core là một bản sao mở rộng của .NET Framework. Được phát triển và giới thiệu vào năm 2016. .NET Core được thiết kế để hỗ trợ việc phát triển ứng dụng trên nhiều nền tảng khác nhau. Bao gồm cả Windows, Linux và macOS. Và sau nền tảng .NET Core thì .NET 5 và .NET 6 đã được giới thiệu vào năm 2020. Sự ra mắt này đánh dấu sự hội nhập của .NET Framework và .NET Core thành một nền tảng đơn nhất. Những nền tảnh này được ra mắt với nhiều cải tiến về hiệu suất, khả năng tương thích, và tính năng mới.
Những thành phần chính của .NET
1. Ngôn ngữ lập trình
.NET hỗ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau. Ví dụ như C#, Visual Basic.NET, và F#. Các nhà phát triển có thể lựa chọn ngôn ngữ phù hợp nhất với dự án của mình.
2. Common Language Runtime (CLR)
CLR là một môi trường thực thi mã được quản lý bởi .NET Framework và .NET Core. CLR thực hiện các nhiệm vụ như quản lý bộ nhớ, quản lý luồng, và bảo đảm tính toàn vẹn của mã.
3. Base Class Library (BCL)
BCL là một bộ thư viện lớn chứa các lớp và phương thức. Nó được sử dụng rộng rãi cho việc phát triển ứng dụng. Trong BCL cung cấp các chức năng cho các loại nhiệm vụ. Cụ thể như: xử lý chuỗi, thao tác với tệp tin, mạng,…
4. Framework Class Library (FCL)
FCL là một tập hợp các thư viện lớn được cung cấp bởi .NET Framework. Thành phần này được dùng cho việc phát triển ứng dụng trên nền tảng Windows. Nó bao gồm các thư viện cho GUI, đa phương tiện, cơ sở dữ liệu,
Trên đây là những thành phần chính của nền tảng .NET. Ngoài ra còn một số thành phần chính khác đi kèm. Ví dụ như:
- CoreFX
- ASP.NET
- Entity Framework
- ASP.NET Core Identity
Với từng nền tảng hiện đại hơn của .NET thì sẽ có nhiều thành phần bổ sung đi kèm để tạo nên.
Ưu điểm, nhược điểm mà nền tảng .NET mang lại
Ưu điểm
- Đa ngôn ngữ
- Đa nền tảng
- Có thể mở rộng
- Hiệu năng, linh hoạt cao
- Hỗ trợ cộng đồng
Nhược điểm
- Độ phức tạp: .NET có thể là một nền tảng phức tạp để học hỏi và sử dụng.
- Khả năng tương thích: Một số tính năng của .NET chỉ có sẵn trên Windows.
- Chi phí cấp phép: Một số thành phần của .NET yêu cầu giấy phép trả phí.
Nền tảng .NET được ứng dụng vào những lĩnh vực nào?
Đối với nền tảng này, lĩnh vực chủ yếu sử dụng đó là công nghệ thông tin. Nền tảng này được ứng dụng vào những công việc sau đây:
1. Phát triển ứng dụng Desktop
.NET có thể được sử dụng để xây dựng các ứng dụng desktop chạy trên Windows, Linux, macOS.
2. Phát triển ứng dụng Web
.NET có thể được sử dụng để xây dựng các ứng dụng web động và static, bao gồm các trang web thương mại điện tử, mạng xã hội,
3. Phát triển ứng dụng di động
Sử dụng Xamarin – một công nghệ của .NET. Có thể xây dựng ứng dụng di động cho cả iOS và Android bằng cách sử dụng ngôn ngữ lập trình C#. Và chia sẻ mã nguồn giữa các nền tảng.
4. Game
.NET cũng được sử dụng trong việc phát triển trò chơi. Unity, một trong những nền tảng phát triển trò chơi phổ biến nhất, hỗ trợ việc phát triển trò chơi bằng C# và .NET.
5. Ứng dụng IoT (Internet of Things)
.NET cung cấp các công cụ và framework để phát triển ứng dụng IoT. Ứng dụng này cho phép kết nối và quản lý các thiết bị thông minh thông qua Internet.
6. Ứng dụng Cloud
.NET có sẵn các dịch vụ và thư viện hỗ trợ cho việc phát triển ứng dụng đám mây trên các nền tảng như Microsoft Azure.
Tổng Kết
Vừa rồi, thichchiase đã cung cấp đến bạn đầy đủ thông tin liên quan đến chủ đề “.NET là gì?”. Hy vọng bạn sẽ nắm được những kiến thức cơ bản về chủ đề này. Ví dụ như khái niệm hay ưu điểm của nền tảng .NET. Cảm ơn bạn vì dành thời gian theo dõi bài viết. Mong rằng chúng tôi có thể được đồng hành cùng bạn trong những chủ đề mới sắp tới. Xin chào và hẹn gặp lại bạn vào một ngày gần nhất.